Tính Toán Lực Dập Cho Thép – Cách Lựa Chọn Máy Dập
- Dưới đây là cách để tính toán lực dập cần thiết cho từng vật liệu, từ đó có thể lựa chọn được máy dập phù hợp:
- Khi đó ta có thể tính toán lực dập cần thiết cho từng loại vật liệu theo công thức sau:
- Lực dập P (kN) = Chu vi C (mm) * Độ dày tấm t (mm) * Độ bền cắt tối đa τmax (kN/mm2)
- Cần tính lực dập cần thiết cho chi tiết lỗ tròn đường kính d=30mm, độ dày vật liệu là t=5.0mm, mác thép sử dụng là SS400, ta tính như sau:
Cách Lựa Chọn Máy Dập ?
✅ Bạn là người mới vào nghề hay bạn đã làm lâu rồi mà chỉ làm theo thói quen của người đi trước ?
✅ Khi gặp những chi tiết có biên dạng mới thì bạn có lúng túng để tính lực dập ?
Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tính toán được lực dập cho từng loại vật liệu để có cơ sở chọn máy dập cho phù hợp.
✅ Máy dập là thiết bị để tạo hình, tạo lỗ cho các chi tiết bằng cách dập với một lực lớn được dẫn động bằng động cơ điện, thủy lực hay khí nén. Máy dập thường phổ biến trong các xưởng sản xuất để dập nguội hay dập nóng các chi tiết.
✅ Máy dập khá đa dạng về kích thước cũng như mẫu mã như máy dập khí nén, máy dập thủy lực, máy dập dùng động cơ điện, máy dập 1 tấn, 2 tấn, …. tùy vào nhu cầu của người mua, vật liệu dùng để dập mà lựa chọn máy dập phù hợp.
Công Thức Tính Lực Dập
Khi đó ta có thể tính toán lực dập cần thiết cho từng loại vật liệu theo công thức sau:
Lực dập P (kN) = Chu vi C (mm) * Độ dày tấm t (mm) * Độ bền cắt tối đa τmax (kN/mm2)
Trong đó:
Chu vi C: là chu vi biên dạng cần cắt (mm)
(Tính bằng các công thức toán học hoặc phần mềm hỗ trợ autocad)
Độ dày tấm t: là độ dày tấm phôi cần dập (mm)
Độ bền cắt tối đa τmax: là giá trị độ bền cắt của vật liệu dập (kN/mm2)
Ví dụ: Tính lực dập cho chi tiết lỗ tròn đường kính d=30mm, độ dày vật liệu là t=5.0mm, mác thép sử dụng là SS400, ta tính như sau:
Đoạn đường kính lỗ C = π * d = 3.14 * 30 = 94.2mm
Độ bền kéo đứt σb của thép SS400 là 400 MPa = 0.4 kN/mm2
Độ bền cắt tối đa τmax = 0.8 * σb = 0.8 * 0.4 = 0.32 kN/mm2
Lực dập P = C * t * τmax = 94.2 * 5 * 0.32 = 151.5 kN
Như vậy, bạn cần chọn máy dập có lực dập tối thiểu là 151.5 kN để có thể dập được chi tiết này.